Chỉ Số EPS và P/E Trong Thị Trường Chứng Khoán Là Gì?

Chỉ Số EPS và P/E Trong Thị Trường Chứng Khoán Là Gì?

Chỉ số P/E và EPS.

EPS là gì?

  • EPS là từ viết tắt tiếng anh của Earnings Per Share, nó có nghĩa là tỷ suất thu nhập trên cổ phần. Chỉ số EPS nói lên phần lợi nhuận thu được trên một cổ phiếu.

  • EPS là lợi nhuận của công ty phân bổ cho một cổ phiếu thông thường đang được lưu hành ở trên thị trường.

 

Ví dụ:

  • Một doanh nghiệp có 1 triệu cổ phiếu đang được lưu hành ở trên thị trường, tổng lợi nhuận sau thuế là 1 triệu USD. Vậy thì cổ phiếu đó sẽ có EPS là 1 USD. Hoặc nói cách khác thì lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu là 1 USD.

 

Các loại EPS

EPS chia làm 2 loại:

EPS cơ bản (basic EPS) và EPS pha loãng (Diluted EPS).

  • EPS cơ bản: EPS = (Thu nhập ròng – cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / Lượng cổ phiếu lưu hành.

  • EPS pha loãng = (Lợi nhuận ròng – cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / (lượng cổ phiếu lưu hành + lượng cổ phiếu sẽ được chuyển đổi)

EPS pha loãng là EPS do Doanh nghiệp đã phát hành trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi, quyền mua cổ phiếu, ESOP, phát hành cho cổ đông chiến lược…Nên bị pha loãng cổ phiếu ra.

 

Nếu các nhà đầu tư chỉ quan tâm đến chỉ số EPS cơ bản mà bỏ qua việc dự đoán EPS trong tương lai thì điều đó có thể dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng. Vậy nên, báo cáo kết quả kinh doanh của công ty luôn cần đến 2 chỉ số là EPS cơ bản và EPS pha loãng.

 

Mối quan hệ giữa P/E và EPS

  • Hệ số (P/E) là một trong những chỉ số quan trọng trong việc phân tích đưa ra quyết định đầu tư chứng khoán của các nhà đầu tư. E trong hệ số P/E và EPS

Công thức tính là: P/E = P/EPS

Trong đó:

  • P là market Price, nghĩa là giá thị trường.

  • EPS là Earning Per Share, nghĩa là thu nhập của mỗi cổ phiếu.

Như vậy, hệ số P/E sẽ giúp chúng ta thấy được giá thị trường hiện tại của cổ phiếu cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần.

 
Ý nghĩa chỉ số EPS

  • EPS là một chỉ số tổng hợp phản ánh kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp, thông qua đó giúp các nhà đầu tư có thể dễ dàng hiểu và so sánh được giữa các loại cổ phiếu. Bên cạnh đó, EPS còn được sử dụng để tính các chỉ số tài chính quan trọng.

 

  • Chỉ số EPS sử dụng để so sánh kết quả hoạt đông của doanh nghiệp với nhau. Chẳng hạn, doanh nghiệp A và doanh nghiệp B có cùng hệ số EPS, tuy nhiên doanh nghiệp A có ít cổ phần hơn, như vậy doanh nghiệp A dùng vốn hiệu quả hơn so với doanh nghiệp B. Khi các yếu tố đều cân bằng thì chứng tỏ doanh nghiệp A hoạt động tốt.

 

  • Thực tế, các doanh nghiệp có thể lợi dụng kỹ thuật tính toán để đưa ra chỉ số EPS hấp dẫn, do vậy các nhà đầu tư cũng cần phải hiểu rõ cách tính EPS của từng doanh nghiệp, có như vậy các bạn mới đảm bảo đưa ra định hướng đúng đắn nhất.

Note:

Quý độc giả của chúng tôi khi đọc đến đoạn này chắc hẳn bạn là một người nghiêm túc muốn học hỏi, tích lũy kiến thức để tham gia quá trình đầu tư sinh lời. Chúng tôi, phần nào đánh giá cao sự nghiêm túc, tìm tòi, học hỏi của các bạn.

Bài 14 của ACESTOCK (chúng tôi) phát hành đến đây là kết thúc, cùng đón chờ những kiến thức cơ bản khác nhưng lại vô cùng hữu ích trong quá trình đầu tư của bạn mà ở Bài 15 mà chúng tôi sẽ đăng tải trong thời gian ngắn nhất.

ACESTOCK#luôn#đồng#hành#cùng#bạn.

Post a Comment

0 Comments