Giá Trị Nội Tại Của Doanh Nghiệp - Bạn Nên Biết

Giá Trị Nội Tại Của Doanh Nghiệp - Bạn Nên Biết


Giá trị thời gian của tiền

Giá trị thời gian của tiền là khái niệm nền tảng trong kinh tế học, theo đó 1 đồng trong hiện tại sẽ có giá trị hơn 1 đồng trong tương lai, sự khác biệt về giá trị của cùng 1 đồng tiền tại 2 thời điểm khác nhau là do tác động của lãi suất r. Công thức tính tổng quát liên hệ giá trị hiện tại (PV) với giá trị tương lai (FV) như sau:

 

FV = PV * (1 + r) ^ t (1)

Trong đó r là lãi suất hay lãi suất chiết khấu, t là thời gian.

 

Ví dụ nếu bán gửi ngân hàng 100 triệu động trong 2 năm với lãi suất 5%/ năm, giá trị của khoản tiền này sau 2 năm sẽ là:

FV = 100 * (1 + 5%) ^ 2 = 110.25 triệu đồng.

 

Lưu ý rằng lãi suất không phải là 1 đại lượng không đổi, nếu bạn dùng số tiền trên để mua trái phiếu doanh nghiệp, lãi suất có thể lên 8 – 9% / năm, nếu bạn dùng để mở doanh nghiệp và doanh nghiệp của bạn làm ăn tốt, lãi suất có thể là 15% - 20% / năm. Điều đó cần nhớ ở đây là, tiền ở hiện tại sẽ có giá trị hơn tiền trong tương lai.

 

Từ công thức (1) ở trên, nếu biết chính xác được giá trị trong tương lai (FV), thời gian (t) và lãi suất chiết khấu (r), chúng ta có thể tính lại được giá trị hiện tại (PV) theo công thức sau:

PV = FV / [(1 + r)] ^ t  (2)

 

Mở rộng ra, chỉ cần dự đoán được tất cả các dòng tiền của doanh nghiệp trong tương lai và sử dụng một lãi suất chiết khấu phù hợp, ta có thể tính toán được giá trị hiện tại của doanh nghiệp, từ đó xác định được giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp đó. Đây chính là cơ sở, nền tảng cho các mô hình định giá chiết khấu dòng tiền mà chúng ta sẽ được học trong các bài tiếp theo.

 

Các bước định giá cổ phiếu

Mặc dù có nhiều phương pháp, mô hình định giá khác nhau, quy trình định giá thông thường sẽ bao gồm 5 bước sau:

Bước 1: Thấu hiểu về doanh nghiệp

Bước 2: Dự báo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Bước 3: Lựa chọn mô hình định giá phù hợp

Bước 4: Chuyển các dự báo thành định giá

Bước 5: Áp dụng các kết luận định giá

 

Trong bước 3, lựa chọn các mô hình định giá, có 2 nhóm mô hình định giá chính là (1) Định giá theo giá trị tuyệt đối, tức là chỉ dựa vào các biển số liên quan đến chính cổ phiếu đang được định giá, điển hình là các mô hình định giá chiết khấu dòng tiền. (2) Định giá theo giá trị tương đối, tức là so sánh giá của cổ phiếu tương tự trên thị trường.

 

Note:

Quý độc giả của chúng tôi khi đọc đến đoạn này chắc hẳn bạn là một người nghiêm túc muốn học hỏi, tích lũy kiến thức để tham gia quá trình đầu tư sinh lời. Chúng tôi, phần nào đánh giá cao sự nghiêm túc, tìm tòi, học hỏi của các bạn.

Bài 62 của ACESTOCK (chúng tôi) phát hành đến đây là kết thúc, cùng đón chờ những kiến thức cơ bản khác nhưng lại vô cùng hữu ích trong quá trình đầu tư của bạn mà ở Bài 63 mà chúng tôi sẽ đăng tải trong thời gian ngắn nhất.

ACESTOCK#luôn#đồng#hành#cùng#bạn.

Post a Comment

0 Comments