Bài Học Thành Công Của "Cậu Bé Do Thái Ham Giàu"

Bài Học Thành Công Của "Cậu Bé Do Thái Ham Giàu"

Cậu bé Do Thái ham giàu

Ralph Lifshitz sinh ra tại the Bronx, New York (Mỹ), là con út trong bốn người con của một gia đình Do Thái đến từ Belarus. Nhà Ralph không giàu nhưng có truyền thống nghệ thuật. Mẹ là Fradyl Koltar – Lifshitz, cha là họa sĩ vẽ tranh tường Frank Lifshitz. Mẹ của Ralph từng muốn con trai út của mình trở thành một giáo sĩ Do Thái, tuy nhiên cậu bé lại tự lập từ sớm và có ý chí phấn đấu riêng của mình.

 

Ralph có tham vọng từ nhỏ, luôn coi John F. Kennedy và James Stewart là người hùng của mình và hy vọng trở thành người nổi tiếng như một ngôi sao điện ảnh, vũ công hay cầu thủ bóng chày. Ông tâm sự: “Tôi chịu ảnh hưởng rất nhiều từ phim ảnh, đó là ảnh hưởng từ thế giới của những giấc mơ”.

 

Cậu bé Do Thái thích làm đỏm và sớm có khiếu thời trang. Nhà nghèo, Ralph bèn nghĩ cách đi buôn để lấy tiền mua những bộ vest thật bảnh bao. Khi còn học trường MTA (giờ là Marsha Stern Talmdical Academy), cậu bé nổi tiếng với việc bán cà vạt, nơ cài áo cho các bạn trong lớp. Trong một cuộc phỏng vấn sau này, ông cho biết có khao khát làm giàu từ hồi cắp sách đến trường: “Ở thời điểm đó, những chiếc cà vạt được thiết kế chuyên nghiệp chỉ có giá hơn 5 USD / chiếc, nhưng cà vạt của tôi có thể bán được 15 USD”.

 

Bên cạnh đó, cậu còn tranh thủ làm thêm vào kỳ nghỉ hè ở Catskills hay trong cửa hàng bách hóa tại New York. Ở tuổi 12, Ralph là đứa trẻ mặc quần áo xịn nhất so với bạn cùng lớp, từ số tiền chính mình kiếm được. Làm ra tiền, Ralph ước trở thành một người thật giàu có. Cậu từng viết ngay dưới quyển sách ảnh Clinton của mình là: Tôi muốn trở thành một triệu phú.

 

Khi 16 tuổi, Ông đổi họ thành Lauren. Ông tâm sự với “nữ hoàng truyền hình Mỹ” Oprah Winfrey: “Tên của tôi có từ nhạy cảm trong đó nên khi còn nhỏ luôn bị những đứa trẻ khác đem ra giễu cợt. Đó là lý do vì sao tôi quyết định thay đổi. Sau này, có người nói tôi đổi tên để chối bỏ nguồn gốc Do Thái, tôi khẳng định là tuyệt đối không. Các anh chị em họ của tôi ở California cũng đã đổi họ thành Lawrence. Vì vậy, tôi nghĩ mình sẽ phải chọn một cái họ đẹp hơn”.

 

Không bằng đại học, lập nghiệp từ hai bàn tay trắng

Ralph Lauren được xếp vào danh sách những tỷ phú không bằng đại học của thế giới bên cạnh những doanh nhân đình đám như: Jack Ma của Alibaba, Jan Koum – CEO của WhatsApp hay Howard Schultz của Starbucks. Ralph từng học kinh doanh hai năm tại trường Đại học Baruch nhưng sau đó bỏ dở giữa chững và gia nhập quan đội từ năm 1962 – 1964. Sau khi xuất ngũ, chàng làm nhân viên bán găng tay và thư ký cho hàng Brooks Brothers một thời gian ngắn, trước khi trở thành nhân viên bán hàng cho công ty cà vạt Rivetz.

 

Năm 1966, khi 26 tuổi, Ralph Lauren sáng tạo mẫu cà vạt bản rộng, màu sáng theo phong cách châu Âu sau khi nhìn thấy diễn viên Doulas Fairbanks Jr dùng. Nhưng ý tưởng của chàng trai bị công ty từ chối. Ralph Lauren quyết định tách ra và gây dựng cơ sở riêng.

 

Chưa từng học thiết kế nhưng Ralph tự tin cắt may với khả năng sáng tạo và đôi tay khéo léo của mình. Từ những miếng vải vụn, chàng trai gốc Do Thái đã biến chúng thành cà vạt và bán cho các cửa hàng nhỏ ở New York. Một bước ngoặt lớn trong sự nghiệp buôn bán cà vạt là khi Ông tiếp cận được với Neiman Marcus, chủ thương hiệu bán lẻ hàng xa xỉ. Neiman đã mua của Ralph Lauren hơn 1.000 chiếc cà vạt.

 

Năm 1967, bằng số tiền 50.000 USD vay của một người anh, Ralph Lauren lập được công ty riêng của mình ở một phòng trong tòa nhà Empire State. Ông nói: “Đúng là có người cho tôi vay 50.000 USD để tôi khởi nghiệp. Nhưng không ai giao cho tôi vương quốc thời trang đã có sẵn.

 

Với sự ủng hộ tài chính từ công ty sản xuất quần áo Norman Hilton, ông mở một cửa hàng cà vạt do mình thiết kế dưới nhãn hiệu “Polo”. Đến năm 1971, nhà tạo mốt mở rộng thêm địa bàn kinh doanh của mình với một cửa hàng Polo khác trên đường Rodeo Drive ở Beverly Hils.

 

Vào năm 2010, đế chế thời trang của ông đã có 361 cửa hàng với 19.000 nhân viên trên toàn thế giới. Ngoài nhiều dòng trang phục nam nữ, ông còn có dòng nước hoa, nội thất sang trọng. Ralph cũng là nhà thiết kế quen thuộc của đội tuyển Olympic Mỹ.

 

Người đàn ông mang đến “giấc mơ kiểu Mỹ”.

Ralph Lauren chính là đại sứ thành công nhất với phong cách preppy (style lấy cảm hứng từ trang phục học đường kiểu Mỹ) bằng những thiết kế rất đặc trưng. “Mọi người hỏi làm thế nào, một đứa trẻ Do Thái đến từ Bronx có thể làm ra trang phục preppy? Liệu có phải nó thực hiện được là nhờ vào tiền bạc và được dạy dỗ? không, nó đã làm nhờ vào những giấc mơ”, nhà thiết kế tâm sự.

 

Bắt đầu gây dựng sự nghiệp từ cà vạt, năm 1970, Ralph Lauren giành được giải thưởng Coty cho dòng trang phục nam. Cùng thời điểm, ông cho ra mắt trang phục nữ giới được thiết kế theo suit phong cách cổ điển của phái mày râu. Đến năm 1972, nhà tạo mốt gốc Do Thái tung ra loạt mẫu áo thun ngắn tay cho phụ nữ. Đó là bộ sưu tập trang phục nữ giới đầu tiên của ông với 24 màu sắc khác nhau và nhanh chóng trở thành trang phục cơ bản cho phái đẹp. Những năm 80 – 90, sản phẩm Polo bán cực kỳ chạy trên khắp nước Mỹ và cả nước ngoài.

 

Thiết kế của ông được lòng cả những nhan sắc hoàng gia như Công nương Diana, Công nương xứ Monaco Charlene và các mỹ nhân nổi tiếng làng giải trí từ Hollywood tới châu Á.

Post a Comment

0 Comments