Xây Dựng Danh Mục Đầu Tư Hiệu Quả - ACESTOCK

Xây Dựng Danh Mục Đầu Tư Hiệu Quả - ACESTOCK

Xây dựng danh mục đầu tư chứng khoán:

Hiểu một cách khái quát nhất thì danh mục đầu tư là một tập hợp ít nhất hai loại chứng khoán trở lên. Mục đích cơ bản nhất của việc xây dựng và quản lý một danh mục đầu tư là dạng hóa nhằm tránh các khoản thua lỗ quá lớn khi bạn đồng thời đầu tư vào nhiều loại chứng khoán khác nhau, sự thua lỗ của một loại chứng khoán chỉ có tác động nhỏ đến toàn bộ danh mục thậm chí nhiều khi bạn có thể bù lỗ bằng lợi nhuận thu được từ các chứng khoán khác trong cùng một danh mục đó.

 

Tuy nhiên, việc hạn chế thua lỗ bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu tư cũng có một cái giá của nó: bạn cũng không thể thu được các khoản lợi nhận lớn. Rất ít người đầu tư có thể thu được khoản lợi nhuận cao từ việc đầu tư tất cả số tiền của họ vào một loại chứng khoán tốt nhất hiện có trên thị trường. Do đó, đại đa số công chúng đầu tư chọn hình thức đầu tư thứ hai là giảm thiếu hóa thua lỗ bằng cách đa dạng hóa đầu tư. Và suy cho cùng thì việc từ bỏ những món hời lớn, bằng lòng với những khoản thu nhập vừa phải để tránh thua lỗ quá mức là một cái giá vừa phải và hoàn toàn hợp lý. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn từng bước trong việc xây dựng với cá tính phù hợp với cá tính cũng như mục đích mà bạn đã chọn.

 

Bước 1:

Xác định bạn là người đầu tư tích cực hay thụ động? Khi bắt tay vào xây dựng danh mục đầu tư, điều quan trọng  trước tiên mà bạn phải xác định xem mình thuộc dạng nào: tích cực hay thụ động? Đây là một việc làm hết sức cần thiết, vì nó sẽ quyết định đến toàn bộ cách thức đầu tư của bạn sau này. Người đầu tư tích cực là người luôn sẵn sàng bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức của mình.

 

Còn người đầu tư thụ động thì chỉ muốn bỏ ra một khoảng thời gian tối thiểu cần thiết để theo dõi các khoản đầu tư và bằng lòng với các khoản lãi khiêm tốn có được. Cần lưu ý rằng quy mô đầu tư là không quan trọng mà điều cốt yếu là bạn tiêu tốn bao nhiêu thời gian và công sức cho danh mục đầu tư của mình. Chúng ta có thể thấy rằng đa số các nhà đầu tư đều thuộc dạng thụ động, bởi vì họ là những người không chuyên nghiệp, thiếu kỹ năng chuyên sâu cũng đã bị các công việc hằng ngày chiếm mất quỹ thời gian.

 

Bước 2:

Quyết định cơ cấu của danh mục đầu tư Điều thứ hai cần tính đến tỷ trọng cổ phiếu và trái phiếu trong danh mục đó. Đây là một quyết định mang tính chất cá nhân và tùy theo quan điểm của mỗi người. Một số người không thích đầu tư quá nhiều vào cổ phiếu, một số khác lại không thích sở hữu quá nhiều trái phiếu.

 

Cho đến nay vẫn chưa có tiêu chuẩn cụ thể về tỷ lệ này. Hiện nay, đa số ý kiến nghiêng về tỷ lệ 50/50, tức là 50% số tiền của danh mục được sử dụng để đầu tư vào cổ phiếu, phần còn lại sẽ sử dụng để mua trái phiếu. Nhiều nhà tư vấn đề nghị tăng tỷ lệ trái phiếu trong danh mục khi chủ sở hữu sắp đến tuổi về hưu. Tuy nhiên, một số cá nhân khác khác có quan điểm cho rằng, trước sức ép của lạm phát cũng như khả năng kiếm tiền sẽ suy giảm khi về già, chủ sở hữu danh mục nên tăng tỷ lệ cổ phiếu theo thời gian.

 

Họ lập luận là không nên giảm tỷ lệ sở hữu cổ phiếu trong danh mục đầu tư vì lương hưu và bảo hiểm xã hội sẽ không thể tăng như lạm phát. Chính vì vậy mà cổ phiếu là một trong những lựa chọn được ưu tiên hàng đầu để chống lại ảnh hưởng của lạm phát. Tuy nhiên, cũng có khi thu nhập do cổ phiếu đem lại không theo kịp với tỷ suất lợi nhuận của trái phiếu chất lượng cao. Trong trường hợp này, đầu tư vào các trái phiếu chất lượng cao và để dành một khoản tiết kiệm để đối phó với lạm phát được xem là một biện pháp khả thi.

 

 Ngoài ra còn một trường hợp khác mà chúng ta cũng cần đề cập tới, đó là tỷ trọng của danh mục đầu tư có cần phải điều chỉnh theo sự biến động của thị trường không? Giả sử rằng bạn đang có trong tay một danh mục đầu tư với tỷ lệ 50/50. Nếu thị trường cổ phiếu tăng giá và làm cho danh mục của bạn có tỷ lệ 65% cổ phiếu và 35% trái phiếu thì bạn có nên bán bớt một số cổ phiếu để đưa danh mục trở về tỷ lệ 50/50 hay không? Xung quanh vấn đề này vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau nhưng nhìn chung đại đa số các nhà đầu tư sẽ không bán cổ phiếu để đề phòng trường hợp khi cổ phiếu giảm giá thì danh mục sẽ trở về mức cân bằng 50/50.

Xây Dựng Danh Mục Đầu Tư Hiệu Quả - ACESTOCK
Bước 3:

Đa dạng hóa danh mục đầu tư 1. Đa dạng hóa tổ chức phát hành. Nếu danh mục đầu tư của bạn chỉ bao gồm toàn bộ các trái phiếu Chính phủ thì bạn không cần phải đa dạng hóa chủng loại các chủ thể phát hành, bởi vì trái phiếu chính phủ hoàn toàn không có rủi ro. Tuy nhiên nếu bạn trái phiếu công ty, trái phiếu địa phương hoặc cổ phiếu thì việc đa dạng hóa chủ thể phát hành là một vấn đề vấn đề cần được cân nhắc, bởi vì các loại chứng khoán và trái phiếu này vẫn luôn tồn tại một số rủi ro nhất định.

 

Vấn đề đặt ra là nên là đa dạng hóa danh mục đến mức độ nào? Điều này còn tùy thuộc vào quan điểm của mỗi cá nhân. Chẳng hạn như nếu bạn mua cổ phiếu của 20 nhà phát hành khác nhau và khi một nhà phát hành chẳng may bị phá sản thì danh mục đầu tư của bạn chỉ bị suy giảm 5%. Mỗi nhà đầu tư sẽ tự đưa ra quyết định cho danh mục đầu tư của mình dựa vào cá tính bản thân, tiềm lực tài chính cũng như mức độ rủi ro mà họ có thể chịu đựng.

 

Bên cạnh việc đa dạng hóa các tổ chức phát hành, bạn cũng cần đa dạng các lĩnh vực kinh doanh, đa dạng hóa các nguồn thu hoặc có thể đa dạng hóa theo vị trí địa lý. Bạn cần chú ý rằng, càng đa dạng hóa thì sẽ càng hạn chế được rủi ro, tuy nhiên đừng nên đa dạng hóa quá nhiều như vậy sẽ tốn nhiều công sức quản lý và đến một lúc nào đó thì danh mục sẽ vượt quá tầm kiểm soát của bạn.

 

Ứng dụng lý thuyết hiện đại trong quản lý danh mục đầu tư Tại Việt Nam việc ứng dụng lý thuyết hiện đại vào quản lý danh mục đầu tư còn là một vấn đề khá mới và chưa thật sự mang tính chuyên nghiệp. Trong quá trình phát triển của nền kinh tế, tất yếu sẽ tồn tại các doanh nghiệp làm ăn rất hiệu quả. Đồng vốn dư thừa của họ sẽ có xu hướng chảy vào những lĩnh vực đầu tư hấp dẫn hơn. Đầu tư chứng khoán ra đời để giải quyết nhu cầu đó. Khi đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán, nhà đầu tư có thể đầu tư cùng một lúc vào nhiều sản phẩm khác nhau chứng không nhất thiết họ phải phụ thuộc vào một vài sản phẩm cố định như khi họ đầu tư thực.

 

Đầu tư chứng khoán không chỉ làm mở rộng mối trường đầu tư cho các nhà đầu tư mà tự thân nó len lỏi vào từng ngõ ngách trong nền kinh tế thu hút đầu tư dòng vốn cực nhỏ cho đến khi nguồn lực dồi dào nhất. Tại Việt Nam việc ứng dụng các lý thuyết hiện đại vào quản lý danh mục đầu tư còn là một vấn đề khá mới và chưa thật sự mang tính chuyên nghiệp. Tất cả các quyết định đầu tư đều được cân nhắc dưới góc độ rủi ro và tỷ suất sinh lợi mong đợi và những tác động của chúng trên giá chứng khoán cũng như kết quả tài chính cuối cùng đạt được trong quyết định đầu tư. Ở một số quốc gia có thị trường chứng khoán phát triển, từ rất lâu nhà đầu tư đã áp dụng nguyên tắc “không bỏ trứng vào cùng một rổ”, thông qua mô hình quản lý danh mục đầu tư hiệu quả kết hợp lý luận có liên quan đến rủi ro và tỷ suất sinh lợi mong đợi (Mô hình định giá tài sản vốn – CAMP) và lý thuyết định giá chênh lệch để lựa chọn tập hợp chứng khoán hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu đa hóa lợi nhuận của danh mục, nhà đàu tư phải đánh giá dựa trên hai yếu tố quan trọng: đó là rủi ro và tỷ suất lợi. Tất cả các quyết định đàu tư đều dựa trên hai yếu tố này và là những tác động của chứng với vốn đầu tư.

 

Rủi ro được xem như là khả năng xuất hiện các khoản thiệt hại về tài chính. Những chứng khoán nào có khả năng suất hiện những khoản lỗ lớn được xem như có rủi ro cao hơn chứng khoán có khả năng xuất hiện những khoản lỗ thấp hơn. Vì vậy, rủi ro được mô tả bằng sự biến dổi của các tỷ suất sinh lựi của chứng khoán dó trong thời kỳ nghiên cứu. Tỷ suất sinh lợi của chứng khóan chịu tác động của rất nhiều yếu tố rủi ro, nhưng yếu tố này có thể bị triệt tiêu hoàn toàn thông qua việc kết hợp danh mục đầu tư hiệu quả của nhiều chứng khoán được gọi là rủi ro không hệ thống, phần lợi nhuận mong đợi để bù đắp cho loại rủi ro này chính là phần bù rủi ro chứng khoán bx.

 

Phương trình cho chúng ta thấy rằng tỷ suất sinh lợi của danh mục được xác định bởi ba tập hợp các tham số:

1.    Tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của mỗi chứng khoán thành phần, Ri.

2.    Tích số giữ Beta và nhân tố F, bì.

3.    Rủi ro phi hệ thống của mỗi chứng khoán, ei. Chúng ta có thể viết lại phương trình (3) theo tập hợp 3 tham số như sau:

4.    Rp = X1R1 + X2R2 + X3R3 +……+ XNRN + (X1b1 + X2b2 + X3b3 +….XNbN)F + X1e1 + X2e2 + X3e3 + …..+ XneN.

Phương trình tuy khá dài dòng những dễ hiểu. Tóm lại các bạn khi tham gia đầu tư cần phải biết quản trị danh mục điểm ra phân bổ hợp lý có tính toàn trong tầm kiểm soát.

Post a Comment

0 Comments